Nhổ răng sữa trẻ em an toàn nhẹ nhàng và không đau.

Nhổ răng sữa cho trẻ em nhẹ nhàng, không đau sẽ giúp loại bỏ những chiếc răng sữa bị lung lay hoặc viêm nhiễm nhưng không rụng để các răng vĩnh viễn mọc lên thay thế đúng vị trí cho trẻ em hàm răng đều đẹp.

Răng sữa trẻ em là gì?

Răng sữa là những răng mọc lên ở giai đoạn trẻ em từ 5 – 6 tháng tuổi và thông thường sẽ hoàn thiện khi bé được 3 tuổi. Các răng sữa này sẽ rụng dần đi và được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.

Bộ răng sữa bao gồm 20 chiếc trong đó hàm trên 10 chiếc, hàm dưới 10 chiếc. Mỗi bên hàm có 5 chiếc: 2 răng cửa, 1 răng nanh và 2 răng hàm sữa

Thời gian mọc và chức năng của răng sữa

Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ em bú sữa mẹ. Răng sữa giúp cho xương hàm phát triển bình thường trong thời gian đầu khi bé ăn dặm. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ em phát âm bình thường không bị ngọng. Các răng này rồi sẽ lung lay và lần lượt được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.

Thông thường, răng sữa mọc theo thứ tự sau:

 STT  Thứ tự mọc răng sữa  Đổ tuổi bé mọc răng
 1  Răng cửa giữa  5 – 8 tháng tuổi
 2  Răng cửa bên  9 – 12 tháng tuổi
 3  Răng hàm sữa thứ nhất  12 – 15 tháng tuổi
 4  Răng nanh sữa  18 – 21 tháng tuổi
 5  Răng hàm sữa thứ hai  24 tháng – 3 tuổi

Nút đăng ký khám omline

Khi nào thì buộc phải thay răng sữa cho bé?

bé đau răng

Răng sữa đến lúc bị thay sẽ tự động lung lay và rụng theo một quy luật đặc biệt. Dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng và khi chân tiêu hết, thân răng phía trên sẽ rụng đi để nhường chỗ cho chiếc răng vĩnh viễn. Sự thay thế răng của trẻ em cũng theo thứ tự mọc răng.

 STT  Thứ tự thay răng sữa  Đổ tuổi bé thay răng
 1  Răng cửa giữa  5 – 7 tuổi
 2  Răng cửa bên  7 – 8 tuổi
 3  Răng hàm sữa thứ nhất  9 – 10 tuổi
 4  Răng nanh sữa  10 – 11 tuổi
 5  Răng hàm sữa thứ hai  11 – 12 tuổi

Nhiều trường hợp răng sữa của trẻ em tuy đã lung lay nhưng vẫn không bị rụng đi. Khi đó, cần có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa cho bé giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Tuy nhiên, sự mọc răng, thay răng ở trẻ em có thể sớm hoặc chậm hơn so với thời gian trên từ 6 đến 12 tháng đều không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.

Các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên thay răng sữa cho trẻ em tron

  • Răng sữa đến tuổi thay, lung lay hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.

Bé nào không nên nhổ răng sữa?

g các trường hợp sau:

  • Răng sữa đau nhiều lần, chữa không khỏi, nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh
  • Răng sữa bị nhiễm trùng ở chân hoặc kẽ chân răng.
  • Răng sữa bị hư tủy, lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
  • Răng sữa bị viêm cement cấp hoặc bị nhiễm ở chóp răng.

Theo chuyên gia nha khoa thì không nên nhổ răng sữa cho trẻ em trong các trường hợp dưới đây:

  • Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, đặc biệt là viêm lợi vincent.
  • Bệnh tim bẩm sinh, các bệnh về máu gây chảy máu kéo dài hay dễ bị nhiễm trùng sau nhổ. Ở những trẻ em này chỉ nhổ khi có sự hội chẩn của Bác sĩ chuyên khoa tim mạch, huyết học, truyền máu, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ.
  • Trẻ em thấp khớp cấp hay bệnh lý về gan thì cần cho bé dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.
  • Khi trẻ em đang bị bệnh truyền nhiễm (sởi) vì dễ xảy ra biến chứng do nhiễm độc ổ răng.
  • Khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt thì cũng không nên nhổ răng.

Đăng ký tư vấn

Nên nhổ răng sữa cho trẻ em ở đâu?

Khi trẻ em được 18 tháng tuổi trở lên ba mẹ nên đưa bé đi khám răng ít nhất 6 tháng/lần. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp trẻ em theo dõi được quá trình phát triển của răng vĩnh viễn và các bệnh răng miệng như sâu răng. Tuy nhiên, bé  nhổ răng quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến khuôn mặt và tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc chỉnh nha sau này.Chính vì vậy, khi răng sữa của trẻ em bị lung lay, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín, chất lượng để khám chính xác tình trạng của răng vĩnh viễn. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch nhổ răng theo đúng độ tuổi, giai đoạn thay răng.

Những tai biến thường gặp khi nhổ răng cho bé tại nhà.

Nhiều phụ huynh thấy răng sữa lung lay là nhổ ngay mà không cần biết phía dưới răng vĩnh viễn đã kịp mọc hay chưa. Điều này rất nguy hiểm, vì nhổ bằng tay hay chỉ sẽ rất đau, dễ gây ra các tai biến nghiêm trọng như chảy áu ồ ạt, chấn thương, có khi gây tốn thương hàm mặt làm mất vẻ cân đối. Nếu bạn không đảm bảo vệ sinh vô trùng hoặc sót chân răng thì hậu quả thật khó lường khi lợi bị viêm nhiễm. Ngoài ra, nếu răng sữa bị nhổ sớm thì phần lợi để lâu ngày sẽ co khít cứng lại. Sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn và gây đau đớn cho bé.

Bảng giá nhổ răng cho trẻ em

Mỗi phòng khám có một mức giá khác nhau cho từng loại dịch vụ. Chi phí nhổ răng bao nhiêu tiền là câu hỏi của nhiều bệnh nhân? Dưới đây là bảng giá nhổ răng trẻ em của Peace Dentistry, bạn có thể tham khảo:

 LOẠI ĐIỀU TRỊ  CHI PHÍ (VNĐ)  ĐVT
 Khám và tư vấn  Miễn phí
 Nhổ răng sữa (Bôi tê, xịt tê)  50,000  1 răng
 Nhổ răng sữa (Chích tê)  100,00  1 răng

Lưu ý: bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo

Quy trình điều trị an toàn, chuyên nghiệp

  1. Bác sĩ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của trẻ em, chụp phim để kiểm tra mức độ khó, đặc điểm, hình dạng, độ dài, vị trí răng cần nhổ có ảnh hưởng gì đến các răng khác hay không.
  2. Trẻ em sẽ được gây tê, sát khuẩn và nhổ răng nhẹ nhàng và không đau.
  3. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm, hướng dẫn ba mẹ cách vệ sinh răng miệng cho trẻ em tại nhà, nên và không nên ăn uống gì.

Xem thêm :

>> nhổ răng ở đâu an toàn?

Pin It

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *